
Những năm đầu xây dựng các Khu công nghiệpVào những năm 1996 - 1997, Long An vẫn là tỉnh nông nghiệp, GDP bình quân đầu người chỉ 4,2 triệu đồng (giá cố định 1994); công nghiệp phát triển ở mức thấp, đầu tư phân tán, quy mô nhỏ lẻ, nằm cặp các tuyến giao thông chính và xen lẫn dân cư. Để tạo bước đột phá, Long An xác định mục tiêu: “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với quy mô và trình độ ngày càng cao hơn; tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp và xúc tiến việc thành lập các khu, cụm công nghiệp”.
Năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định số 36/CP về Quy chế khu công nghiệp (KCN) thì cũng là năm hai KCN đầu tiên của Long An được Chính phủ cho phép thành lập là Đức Hòa 1 và Đức Hòa 2 (nay là KCN Xuyên Á), với quy mô 470ha trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính châu Á bùng phát tại Thái Lan và lan toả trên toàn Châu Á, ảnh hưởng tiêu cực đến các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Hai KCN được hình thành, mở ra hướng đi mới trong đầu tư phát triển hạ tầng phục vụ sản xuất công nghiệp. Đây là mô hình thể hiện tính chuyên nghiệp cao trong quản lý quy hoạch, sắp xếp tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và có điều kiện tốt hơn trong hoạt động xuất - nhập khẩu trước xu thế hội nhập kinh tế và giao thương quốc tế đang từng bước phát triển. Sau đó một năm, năm 1998, Ban Quản lý các KCN Long An, tiền thân của Ban Quản lý Khu kinh tế ngày nay, được thành lập theo Quyết định số 43/QĐ-TTg ngày 23/02/1998 của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện chức năng quản lý nhà nước các KCN trên địa bàn tỉnh Long An.
Với vị trí địa lý cận kề và dễ dàng tiếp cận với các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội, nguồn lao động, dịch vụ phát triển và thị trường tiêu thụ rộng lớn của thành phố Hồ Chí Minh, cùng với hệ thống giao thông thủy bộ liên vùng thuận lợi nối liền miền Đông Nam Bộ với Đồng bằng Sông Cửu Long, Long An có nhiều lợi thế so sánh để phát triển công nghiệp. Lợi thế này được kích thích sau khi Chính phủ quyết định Long An gia nhập vào vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của cả nước và dưới áp lực phát triển đô thị và công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh và nguy cơ thiếu hụt lao động tại các KCN của tỉnh Đồng Nai và Bình Dương, nên từ năm 2000 hình thành làn sóng đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN tràn về tỉnh Long An. Làn song này ngày càng mạnh hơn khi nước ta trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO vào năm 2007. Cho đến nay, làn sóng này đã hình thành 39 doanh nghiệp đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng KCN, trong đó có 3 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại 28 KCN đều đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nằm trong quy hoạch phát triển các KCN cả nước với tổng diện tích quy hoạch 10.216,16 ha.
Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Long An nên đến ngày 24/02/2011, được giao thêm nhiệm vụ quản lý nhà nước khu kinh tế, Ban Quản lý các KCN Long An được tổ chức lại thành Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Long An (LAEZA) theo Quyết định số 285/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Khu công nghiệp Long HậuBắt đầu từ những bước đi chập chững ngay khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á bùng phát năm 1997, với 2 KCN đầu tiên được thành lập và GDP bình quân đầu người chỉ có 4,2triệu đồng thì đến năm 2012, GDP bình quân đầu người đã là 36,6 triệu đồng(theo giá cố định 1994); cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực hơn,cụ thể: khu vực I chiếm 32,5%; khu vực II chiếm 37,5% và khu vực III chiếm30,0%.
Chặng đường 15 năm đi qua đã khằng định chủ trương đúng đắn của tỉnh trong việc hình thành và phát triển các KCN. Các KCN là hạt nhân và động lực phát triển của tỉnh; đã và đang tạo ra bước đột phá trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Long An, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành các trung tâm kinh tế gắn với phát triển đô thị, giải quyết việc làm, các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững; đồng thời kéo theo sự phát triển các loại hình dịch vụ, đáp ứng nhu cầu hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN và cộng đồng dân cư.
1. Thành tựu của 15 năm
1.1. Các KCN của tỉnh đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu hút đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Long An.Tập trung từ năm 2006 trở đi, thu hút đầu tư vào các KCN ngày càng tăng trưởng. Việc hình thành và phát triển các KCN đã tạo điều kiện để thu hút một khối lượng lớn vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đồng thời tạo thêm năng lực sản xuất mới, tạo nguồn hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tạo điều kiện phát triển công nghiệp theo quy hoạch, tránh tự phát, phân tán; tiết kiệm đất đai; sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư, tiết kiệm chi phí sản xuất.
Trong 28 KCN đã quy hoạch đã có 23 KCN có diện tích 6.806,46 ha đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng là 24.038 tỉ đồng và 77 triệu USD; trong đó hiện có 16 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích 3.996,43ha. Các KCN này đã thu hút được 744 dự án đầu tư; thuê lại (kể cả mở rộng)1.226,22 ha đất và 375.322 m2 nhà xưởng xây sẵn; trong đó có 242 dựán có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1.660,68 triệu USD và 502 dự án vốn đầu tư trong nước (DDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký là 26.660 tỷ đồng. Như vậy, việc phát triển KCN của tỉnh đã thu hút một khối lượng vốn đầu tư là 1.737,74 triệu USD và 50.697,97 tỉ đồng với tỷ trọng vốn FDI thu hút vào các KCN đã chiếm 52,02% tổng vốn FDI thu hút vào cả tỉnh. Tỷ lệ này ngày càng có khuynh hướng tăng cao vì tỉnh có chủ trương không tiếp nhận các dựán sản xuất công nghiệp đầu tư ngoài khu, cụm công nghiệp và tỷ lệ lấp đầy chỉ mới đạt 43,69% diện tích đất công nghiệp của 16 KCN đang hoạt động và đạt 24,55% diện tích đất công nghiệp của 23 KCN đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Hiện có 30 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào các KCN sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng 64% trong tổng vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh vào các KCN. Sáu quốc gia, vùng lãnh thổ đang đứng đầu danh sách về tổng vốn đầu tư là Vương quốc Anh; Đài Loan; Nhật Bản; Singapore; Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Ba quốc gia, vùng lãnh thổ đứng đầu về số dự án đầu tư là Nhật Bản với 57 dự án, Đài Loan với 51 dự án và Hàn Quốc với 35 dự án.
Quy mô vốn đầu tư trung bình cho một dự án FDI đạt 2,7 triệu USD/dự án và bình quân vốn đầu tư trên một ha đất thuê khoảng 1,4 triệu USD. Năm quốc gia đứng đầu về quy mô vốn đầu tư theo diện tích lần lượt là Singapore, USA, Belize, Philipppnes, Indonesia. Đối với các dự án DDI thì quy mô vốn đầu tư theo dự án là 53 tỷ đồng và quy mô vốn đầu tư theo diện tích (ha) là 34 tỷ đồng.
Vốn đầu tư thực hiện của các dự án FDI đến hết năm 2012là 776 triệu USD, đạt 47%. Vốn đầu tư thực hiện của các dự án DDI ước khoảng 8.747 tỷ đồng, đạt 33 %.
1.2. Các KCN đã giải quyết việc làmvà đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh.
Chỉ mới với 45% số dự án đăng ký đi vào hoạt động đã tạo việc làm cho 70.272 lao động trong nước và 928 lao động người nước ngoài có quốc tịch tại 17quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippin, Thái Lan, Nhật, Malaysia, Đức, Mỹ,Anh, Singapore, Ấn Độ…Trong số này, lao động có quốc tịch Trung Quốc là 557 người(chiếm 60%), lao động có trình độ từ đại học, thạc sĩ là 149 người (chiếm 18%). Lao động trong nước ở ngành may mặc, may da chiếm 69%; lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm gần 5%, lao động đã qua đào tạo nghề chiếm 85% (khoảng50% là lao động phổ thông được đào tạo nghề tại doanh nghiệp), số lao động ngoài tỉnh chiếm 30%. Hàng năm, khi các doanh nghiệp đi vào hoạt động và mở rộng sản xuất, thì nhu cầu cần tuyển lao động tăng thêm khoảng 10 ngàn người.
Tính bình quân một dự án đầu tư vào các KCN hiện nay cần 206 lao động trực tiếp, một ha đất công nghiệp tại các KCN đã cho thuê thu hút được trên 55 lao động trực tiếp làm việc; đồng thời, cũng tạo thêm nhiều việc làm gián tiếp, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng, cung ứng vật liệu và dịch vụ, góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng phi nông nghiệp. Phát triển các KCN đã tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu lao động, từ lao động lĩnh vực nông nghiệp ở nông thôn chuyển sang làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ tại KCN. Thông qua yêu cầu đáp ứng nguồn nhân lực cho các dự án đầu tư, người lao động sẽ có cơ hội được đào tạo nghề, học hỏi, tiếp thu khoa học - công nghệ, rèn luyện kỹ năng, kỹ luật lao động và năng lực tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Cùng với sự phát triển của KCN, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của Long An qua thực tiễn cũng được nâng tầm quản lý lên một mức phù hợp về ngoại ngữ, chuyên môn, nghiệp vụ, văn hóa giao tiếp… đáp ứng yêu cầu đổi mới năng động của các doanh nghiệp.
1.3. Các KCN đã đẩy mạnh công nghiệp xây dựng, mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu, đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tăng thu nhân sách nhà nước.
Cho đến nay 54% khối lượng diện tích sàn xây dựng công trình có giấy phép xây dựng với tổng diện tích 1.942.486 m2 đã đưa vào sử dụng tại 330 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, Trong đó có 139 doanh nghiệp FDI đã tạo ra giá trị xuất khẩu 428 triệu USD, với xuất siêu 198 triệu USD, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu đạt 5%, tiêu thụ nội địa 385 triệu USD và đóng góp vào ngân sách nhà nước 13 triệu USD; 191 dự án DDI tạo ra giá trị xuất khẩu 1.069 tỷ đồng và đóng góp vào ngân sách nhà nước 264 tỷ đồng. Mặc dù kết quả đạt được còn khiêm tốn nhưng đầy tiềm năng vì chỉ mới có 45% số dự án đã đăng ký đi vào hoạt động và qua 15 năm chiều hướng tăng trường luôn là chủ yêu.
1.4. Các KCN đã thực hiện mục tiêu gắn phát triển công nghiệp theo qui hoạch gắn với việc bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển nhanh và phát triển bền vững
Tất cả các dự án trước khi được cấp phép xây dựng theo đúng quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt và đều đã hoàn tất các quy định về báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp đang hoạt động trong các KCN đều tách rời toàn bộ hệ thống thoát nước mưa, nước thải và đấu nối đúng quy định vào hệ thống thoát nước của KCN và có hệ thống xử lý nước thải cục bộ trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải tập trung của KCN đúng theo quy định. Hiện nay, có 13/16 KCN đi vào hoạt động đã đưa hệ thống xử lý nước thải tập trung vào hoạt động chính thức; trong đó có 4 nhà máy xử lý nước thải tập trung đã lắp đặt và vận hành hệ thống quan trắc tư động.Tỷ lệ KCN đi vào hoạt động có nhà máy xử lý nước thải tập trung đạt 81%. Các KCN còn lại chưa phát sinh nước thải và đang xây dựng nhà máy xử lý nước thải theo tiến độ xây dựng mới nhà máy của các dự án mới đầu tư. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn công nghiệp không nguy hại ước tính đạt khoảng 80- 90%. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn công nghiệp nguy hại ước tính đạt khoảng 90%. Tỷ lệ phân loại rác tại nguồn của các doanh nghiệp trong KCN ước tính đạt khoảng 70%.
2. Nguyên nhân của những thành tựu:
2.1. Hiệu quả của chính sách về KCN và mô hình quản lý - theo cơ chế "một cửa, tại chỗ" cùng với cơ chế ủy quyền trong thời gian qua;
2.2. Ý chí quyết tâm và sự quan tâm của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp của tỉnh Long An cùng với sự ủng hộ tích cực của các doanh nghiệp và toàn thể nhân dân đối với việc phát triển KCN;
2.3.Tinh thần quyết tâm khắc phục khó khăn, chủ động tìm kiếm giải pháp hiệu quả để xây dựng, phát triển KCN của các doanh nghiệp phát triển hạ tầng, các doanh nghiệp KCN và sự nỗ lực phấn đấu của tập thể Ban Quản lý Khu kinh tế trong công tác quản lý:
§ Với quan điểm xuyên suốt trong công tác chỉ đạo điều hành là gắn chặt và kết hợp hài hòa giữa tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất kinh doanh nhưng đồng thời phải bảo đảm thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật liên quan; trong thực hiện công tác xúc tiến đầu tư luôn nhất quán trong cả 2 khâu: kêu gọi đầu tư và thúc đẩy triển khai dự án đầu tư, trong đó đặc biệt chú trọng đến hoạt động thúc đẩy triển khai đầu tư (“xúc tiến đầu tư tại chỗ”) và
§ Với phương châm hành động là “Chương trình hóa công tác, chính quy hóa công vụ, tuân thủ đúng pháp luật, thực tâm cầu thị, hợp tác tốt, phối hợp mạnh, đoàn kết chặt, tận tụy, tận tâm và dân chủ hóa cơ quan”.
3. Hạn chế tồn tại, thách thức phải vượt qua:
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong thời gian qua công tác phát triển KCN cũng đã thể hiện một số tồn tại sau đây cần sớm được khắc phục.
3.1. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng các KCN gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
3.2. Một số KCN triển khai chậm nên diện tích đất sử dụng cho dự án chưa được khai thác còn lớn. Tỷ lệ lấp đầy, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện còn thấp và quy mô vốn đầu tư trung bình chưa cao.
3.3.Đầu tư phát triển các KCN chưa tính hết các điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngoài hàng rào, nổi trội là các yếu tố kết nối giao thông ngoài hàng rào KCN và nguồn điện, nước không theo kịp nhu cầu phát triển các KCN.
3.4. Nguồn và chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng kịp theo tốc độ phát triển công nghiệp.
3.5.Nhà ở cho công nhân là vấn đề bức xúc trong các KCN.
3.6.Thủ tục hành chính và chất lượng điều hành của bộ máy chính quyền các cấp vẩn còn gây nhiều trở ngại cho sự phát triển KCN. Mặc dù cải cách thủ tục hành chính đã đạt được nhiều tiến bộ nhưng chất lượng giải quyết và điều hành của bộ máy chính quyền các cấp vẫn còn nhiều bất cập. Đây là mối đe doạ nghiêm trọng đến đầu tư và tăng trưởng trong tương lai.
3.7. Chính sách, biện pháp tổ chức quản lý các KCN và hành lang pháp lý cho sự phát triển các KCN đang va vấp nhiều bất cập, mâu thuẫn; việc phối hợp quản lý các KCN giữa các cấp, các ngành không hiệu quả; việc phân cấp tổ chức quản lý KCN giữa trung ương địa phương chưa thật rõ ràng, còn chồng chéo, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, sự liên kết, phối hợp giữa các địa phương trong Vùng chưa tốt, thiếu sự chỉ đạo điều phối phát triển cả Vùng có thực quyền và trên hết vẫn là khung pháp lý cơ bản cho quản lý KCN tại Nghị định số 29 về KCN, khu chế xuất và khu kinh tế đã trở nên không còn phù hợp nhưng lại quá chậm sửa đổi và ban hành.
Những hạn chế này đã và đang đặt ra nhiều thách thức cho việc phát triển KCN như: Hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sản xuất công nghiệp còn nhiều hạn chế. Nước sạch cung cấp cho sản xuất công nghiệp rất thiếu và đang là yếu tố quyết định rất quan trọng cho sự phát triển các KCN trong tương lai. Việc sử dụng nguồn nước ngầm tạm thời trước mắt không thể kéo dài vì có thể ảng hưởng xấu đến nguồn tài nguyên này. Hệ thống giao thông kết nối không thông suốt, thiếu đồng bộ, tải trọng thấp nên rất khó khăn cho việc vận chuyển hàng hóa. Chưa có khu xử lý rác thải công nghiệp tập trung nào đi vào hoạt động. Nhu cầu đầu tư phát triển rất lớn, nhất là đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội bên ngoài các KCN trong khi nguồn lực của tỉnh có hạn. Tình trạng an ninh trật tự xã hội tại các KCN bất lợi. Nhu cầu lao đông cho công nghiệp có thể đủ về số lượng nhưng về chất lượng chưa thể đáp ứng. Trình độ quản lý chưa theo kịp tốc độ phát triển của xã hội. Trong nội tại ngành công nghiệp còn tồn tại những vấn đề lớn chậm được khắc phục như trình độ kỹ thuật công nhân còn thấp, trình độ công nghệ, thiết bị một số đơn vị còn lạc hậu, khả năng cạnh tranh sản phẩm hàng hóa trên thương trường còn hạn chế.
4. Bài học kinh nghiệm được rút ra:
Đánh giá lại những gì đã và chưa thực hiện được sau chặng đường 15 năm đầu tư, xây dựng và phát triển các KCN của tỉnh Long An, Ban Quản lý Khu kinh tế rút ra một số bài học kinh nghiệm bước đầu như sau:
Một là, việc lựa chọn vịtrí quy hoạch xây dựng KCN phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện sau:
+ Gần đầu mối giao thông như các tuyến đường quốc lộ, bến cảng, sân bay, khu vực được cung cấp đủ và ổn định điện, nước, hệ thống thông tin...
+ Gần vùng dân cư tập trung để có nguồn cung cấp lao động, nhất là lao động có tay nghề thích hợp và giảm chi phí đi lại
+ Không nên xây dựng ở những nơi có kết cấu hạ tầng quá yếu kém, vì việc xây dựng mới và nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng rất khó khăn, đòi hỏi thời gian dài, nguồn vốn lớn, kỹ thuật công nghệ cao...
+ Gần các vùng nguyên vật liệu địa phương.
+ Không nên đặt KCN ở những khu vực kinh tế quá kém phát triển...
Hai là, việc lựa chọn thời điểm để xây dựng KCN phải đúng thời cơ, thích hợp với tình hình phát triển chung của khu vực. Đối với Long An, thời điểm bắt đầu từ năm 2000 khi dưới áp lực phát triển đô thị và công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh và nguy cơ thiếu hụt lao động tại các KCN của tỉnh Đồng Nai và Bình Dương, đồng thời cùng với việc Chính phủ quyết định cho Long An gia nhập vào vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của cả nước đã tạo ra làn sóng đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN tràn về tỉnh Long An.
Ba là, cần có chính sách cụ thể, linh hoạt trên cơ sở đảm bảo lợi ích thoả đáng cho các bên trong việc thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng cho KCN vì thu hồi đất và giải phóng mặt bằng cho KCN hiện nay được coi là khâu mấu chốt quyết định sự thành công của các KCN và là khâu có nhiều khó khăn nhất được ghi nhận trong thời gian qua; vì:
Thứ nhất, các cơ chế chính sách liên quan đến thu hồi đất và bồi thường giải toả còn nhiều bất cập, chính sách tái định cư không được chú trọng đúng mức, dẫn đến người dân không ủng hộ, đôi khi dẫn đến bất hợp tác, cản trở việc triển khai dự án KCN, ảnh hưởng đến khả năng phát triển bền vững KCN.
Thứ hai, nhận thức tốt vai trò của chính quyền địa phương trong tổ chức đền bù, giải toả, bố trí vốn ngân sách hỗ trợ, hoặc hỗ trợ được vay vốn ưu đãi để triển khai công tác giải phóng mặt bằng KCN, là rất quan trọng, giúp việc đền bù giải toả tạo ra “đất sạch”nhanh chóng, xoá bỏ tình trạng quy hoạch “treo”, giải toả “treo”, thiếu “đất sạch”phục vụ các nhà đầu tư.
Thứ ba, sự phát triển bền vững của các KCN phải gắn liền với sự phát triển của các khu dân cư xung quanh KCN. Ngoài khu tái định cư, phải khuyến khích xây dựng khu nhà ở cho công nhân, nhà giá rẻ bán trả dần cho người lao động và cán bộ làm việc trong KCN, khuyến khích họ gắn bó lâu dài với KCN. Phát triển KCN đi đôi với quy hoạch đồng bộ mạng lưới khu dân cư, đô thị mới với các điều kiện sinh hoạt hiện đại. Quy hoạch KCN mới cần phải theo xu thế: (1). Chuyển từ KCN sản xuất sản phẩm sử dụng nhiều lao động, tài nguyên sang sử dụng nhiều vốn và công nghệ kỹ thuật cao; (2).Chuyển từ KCN có ngành sản xuất gây ô nhiễm môi trường sang sản phẩm công nghiệp sạch; (3). Chuyển từ KCN sản xuất, kinh doanh đơn thuần sang KCN kết hợp sản xuất kinh doanh với nghiên cứu khoa học công nghệ và triển khai kỹ thuật công nghệ cao.
Bốn là, nâng cao tính hấp dẫn về cơ sở hạ tầng, về chính sách ưu đãi về thuế, giá thuê, thời gian thuê đất...của KCN có ý nghĩa then chốt trong thu hút đầu tư. Tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư có ảnh hưởng quyết định hiệu quả hoạt động của KCN cũng như khả năng phát triển một cách bền vững của chúng. Sức hấp dẫn của KCN phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng trong đó, vai trò của cơ quan nhà nước trong thiết lập cơ chế quản lý thông thoáng, đơn giản hoá các thủ tục hành chính và hết sức quan tâm công tác xúc tiến đầu tư đóng vai trò hết sức quan trọng.
Với mô hình quản lý theo cơ chế “một cửa” và vai trò đầu mối của Ban quản lý KKT, KCN theo phân cấp, ủy quyền đã được quy định trong Nghị định số 36/CP và sau đó được mở rộng, thay thế bằng Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ đã tạo ra“tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý gọn nhẹ, linh hoạt, qua đó xây dựng môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn, đặc biệt là đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài”.
Ngoài việc thiết lập các kênh thông tin tập trung (website, các chương trình xúc tiến đầu tư, thiết lập các đoàn vận động đầu tư, cùng với việc liên kết chặt chẽ với các tổ chức, các nhà đầu tư quốc tế) để nâng cao tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư vào các KCN thì công tác xúc tiến đầu tư phải được tập trung vào công việc chính là đẩy nhanh tiến độ đầu tư mà không nên quá chú trọng vào các công tác bỗ trợ khác như vận động đầu tư, tiếp thị đầu tư. Các cơ quan Nhà nước phải đóng vai trò như người bạn đồng hành với các doanh nghiệp trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nên coi việc hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư nhanh chóng thực hiện dự án, triển khai có hiệu quả các dự án đầu tư đã được cấp phép, xử lý kịp thời các vướng mắc trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là biện pháp tốt nhất để xây dựng hình ảnh, nâng cao sự hiểu biết của nhà đầu tư về sức hấp dẫn đầu tư tại tỉnh.
Năm là, cần có chính sách đồng bộ về đào tạo cán bộ quản lý, đào tạo lao động kỹ thuật tại chỗ, đáp ứng cho nhu cầu phát triển dài hạn của các KCN. Hiện nay, tình trạng thiếu hụt nhân công, kể cả lao động quản lý lẫn lao động có tay nghề, đang trở thành một vấn đề quan trọng tại các KCN Long An. Mặc dù, thời gian qua, Long An vẫn chưa đáp ứng kịp nhu cầu, nhưng đây là kinh nghiệm rút ra sau quá trình phát triển KCN. Đó là:
+ Thứ nhất, cần mở rộng qui mô đào tạo lao động kỹ thuật để có thể tạo nguồn lao động tại chỗ, đáp ứng nhu cầu phát triển dài hạn của các KCN trên địa bàn.
+ Thứ hai, cơ cấu đào tạo có thể dựa trên dự báo nhu cầu theo quy hoạch phát triển KCN và theo đơn đặt hàng trực tiếp của các doanh nghiệp trong KCN.
+ Thứ ba, cần có chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp trong KCN tự đào tạo lao động tại chỗ hoặc gửi đi đào tạo tại nước ngoài, góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động, đặc biệt là lao động kỹ thuật. Đồng thời, xây dựng các dịch vụ hỗ trợ quanh KCN, trong đó phát triển các loại hình cung cấp dịch vụ lưu trú, dịch vụ văn hoá - thể thao, dịch vụ thương mại, cung cấp các sản phẩm cần thiết cho đời sống người lao động, có như vậy mới đảm bảo tạo điều kiện cho người lao động an tâm gắn bó lâu dài với địa bàn và với KCN.
Sáu là, KCN là một thực thể kinh tế và việc quản lý KCN là một hình thức quản lý đa ngành. Vì vậy, để quản lý có hiệu quả rất cần thống nhất mô hình tổ chức quản lý nhà nước ở cấp Trung ương và địa phương theo nguyên tắc quản lý “một cửa, tại chỗ”, trong đó xác định cụ thể chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý các KCN, khu kinh tế tại các địa phương; các cơ chế, chính sách đảm bảo cho các KCN, khu kinh tế hoạt động có hiệu quả và thay cơ chế ủy quyền bằng cơ chế phân cấp cho Ban quản lý các KCN, khu kinh tế trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đầu tư, thương mại, xây dựng, môi trường, lao động và thanh tra trong KCN gắn với cơ chế quản lý phối hợp đồng bộ giữa các ngành nhằm hạn chế tình trạng chồng chéo, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hành chính nhà nước KCN và hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN.
Bảy là, vấn đề kết nối hạ tầng giao thông, cấp nước và xử lý chất thải, vấn đề thiếu lao động và vấn đề cân bằng năng lượng, trọng tâm là điện năng, phục vụ cho phát triển KCN phải được giải quyết mang tính toàn cục bằng cơ chế điều phối chung cấp Vùng và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đặt trên quan điểm cơ cấu của Vùng chứ không phải cơ cấu của một tỉnh hay thành phố.
Tám là, Nhất quán trong nhận thức của các cấp quản lý về tầm quan trọng và vai trò của các KCN trong công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ; trong nhận thức phải thống nhất KCN là một dự án đầu tư quy mô lớn, dài hạn; trong tổ chức thực hiện cần kiên trì và đặc biệt Ban Quản lý cần có sự quan tâm chỉ đạo, phối hợp của chính quyền với các ban, ngành của tỉnh. Sự nhất quán này là mấu chốt quan trọng để tổ chức giải quyết tốt các vấn đề tồn tại có liên quan đến KCN, thực hiện chủ trương phát triển KCN bền vững và theo chiều sâu được đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng XI năm 2011: “Bố trí hợp lý công nghiệp trên các vùng; phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp hiện có và đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hình thức cụm, nhóm sản phẩm, tạo thành các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao.”..
4. Kết luận:
Phát triển các KCN hiệu quả và bền vững là một trong những hướng đi quan trọng, nhằm góp phần tạo nền tảng để "đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại" như Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra. Và có thể khẳng định đây là một trong những nhiệm vụ chiến lược then chốt của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Trong 15 năm qua, các KCN ở Long An đã đạt được những thành tựu quan trọng, có tác động tích cực tới tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đã minh chứng cho chủ trương đúng đắn của Tỉnh Ủy, HĐND và UBND tỉnh Long An là công nghiệp hóa và hiện đại hóa tỉnh nhà phải gắn liền với việc thành lập và phát triển các KCN nhằm cơ cấu lại nền kinh tế của tỉnh theo hướng tập trung khai thác tốt nhất mọi nguồn lực và khai thác tối đa những lợi thế hiện có, nâng cao sức cạnh tranh và đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng phát triển bền vững.
Kết quả đó không chỉ là sự cố gắng chung của tỉnh, sự ủng hộ tích cực của các doanh nghiệp và toàn thể nhân dân, mà còn nhờ vào sự đóng góp tích cực của Ban Quản lý Khu kinh tế bằng tinh thần trách nhiệm, sự năng động và sáng tạo, đã khắc phục khó khăn, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương trong tỉnh triển khai thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, kế hoạch của tỉnh trong quy hoạch, xây dựng và phát triển các KCN.
Chủ tịch Nước đã khen tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Long An đã có thành tích công tác xuất sắc trong công tác từ năm 2008 đến năm 2012 góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ Quốc. Đây chính là niềm tự hào, là phần thưởng xứng đáng ghi nhận những phấn đấu nỗ lực của tập thể Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Long An trong suốt chặng đường 15 năm xây dựng và phát triển KCN./.
LAEZA - NQT (P.TN&MT)