Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức phiên họp rà soát quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

13/03/2023

Tham gia ý kiến tại phiên họp, các thành viên cuộc họp đánh giá Quy hoạch tỉnh Long An đã được thực hiện một cách công phu, nghiêm túc, huy động được sự tham gia đông đảo, hiệu quả của các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế, các chuyên gia, nhà khoa học. Nội dung quy hoạch cơ bản đáp ứng được yêu cầu đã xác định trong nhiệm vụ lập quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong quá trình lập quy hoạch, Cơ quan lập quy hoạch đã tuân thủ quy trình tại khoản 4 Điều 16 Luật Quy hoạch. Việc tuân thủ quy trình lập quy hoạch; căn cứ, yêu cầu về nội dung quy hoạch và quy định về quy hoạch tỉnh. Đồng thời, đánh giá phương pháp lập quy hoạch, đặc biệt về việc áp dụng phương pháp tích hợp quy hoạch về dữ liệu, chồng lớp bản đồ; Xác định vai trò, vị thế của tỉnh trong vùng; Quan điểm, triết lý, tầm nhìn phát triển của tỉnh trong kỳ quy hoạch; Định hướng phát triển trong từng ngành, từng địa phương; định hướng phân bổ không gian từng ngành, từng địa phương; định hướng phân bổ nguồn lực, phân bổ các dự án có tính đột phá và tạo động lực cho sự phát triển của Long An, để khai thác có hiệu quả nhất về tài nguyên, lợi thế, nhất là lợi thế về nhân lực và vị trí kết nối giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đông Nam Bộ; cũng là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

z4167463260000_bf886e8584b8f6581bcc596d39135c94.png 

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá Quy hoạch tỉnh Long An đã được thực hiện một cách công phu, nghiêm túc, huy động được sự tham gia đông đảo, hiệu quả của các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế, các chuyên gia, nhà khoa học

Phát biểu tại phiên họp, Ông Nguyễn Thành Thanh – Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Long An cho biết, Long An là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí địa lý đặc biệt - là cửa ngõ giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đông Nam Bộ. Trong thời gian qua, Tỉnh đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội; môi trường đầu tư, năng lực cạnh tranh và thu hút đầu tư có nhiều chuyển biến tích cực, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư nâng cấp. Diện mạo của tỉnh từ thành thị, đến nông thôn có nhiều khởi sắc.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, tỉnh Long An vẫn còn hạn chế, khó khăn như kinh tế tăng trưởng nhanh nhưng chưa thực sự bền vững; phát triển sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có thương hiệu mạnh, giá trị gia tăng cao còn hạn chế; công nghiệp hỗ trợ chậm phát triển, chưa có nhiều sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao; số dự án đã tiếp nhận chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, trình độ công nghệ trung bình là phổ biến; các khu đô thị đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ; hoạt động du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng; kết cấu hạ tầng còn hạn chế; lực lượng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển,...

Nhận thức được những tồn tại, hạn chế trên, tỉnh Long An xác định được các giải pháp khắc phục, trong đó giải pháp đầu tiên là khẩn trương lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thật chất lượng, làm định hướng phát triển của Tỉnh trong 10 năm, tầm nhìn 30 năm tới. Do đó, tỉnh Long An mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp quý báu để có bản quy hoạch tốt nhất, phục vụ công tác quản lý, điều hành của tỉnh Long An giai đoạn mới, góp phần thực hiện thành công mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An đề ra là"duy trì tỉnh dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trở thành Tỉnh phát triển khá vùng kinh tế trọng điểm phía Nam".

z4167463378062_502bc7a34c01bf0017300c32d90bffd1.png 

Ông Nguyễn Thành Thanh – Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Long An phát biểu tại cuộc họp

Tỉnh Long An đề ra mục tiêu trở thành một trung tâm phát triển kinh tế sôi động, bền vững của vùng Đồng bằng sông Cửu Long dựa trên nền tảng công nghiệp xanh, tự động hóa và khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo; là cửa ngõ kết nối thông suốt, thuận tiện giữa vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; nâng cao đời sống Nhân dân, bảo đảm môi sinh, cải thiện an sinh, giữ vững trật tự an toàn xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh.

Cấu trúc không gian tỉnh Long An được dựa trên các hành lang kinh tế chính liên kết với Thành phố Hồ Chí Minh, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và điều kiện phát triển của địa phương, được xác định bao gồm: 02 hành lang - 01 trung tâm - 01 vùng - 06 trục động lực, phát huy tiềm năng và lợi thế địa kinh tế - văn hóa - chính trị, tạo dựng các trung tâm, hình thành các vùng chức năng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Long An.

Quy hoạch tỉnh đã cụ thể hóa quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long; cơ bản đã xem xét, xử lý các vấn đề liên ngành, liên huyện nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và hiệu quả của quy hoạch. Tuy nhiên, cần rà soát, cập nhật thêm các căn cứ pháp lý, làm rõ hơn tính liên kết trong định hướng và bố trí không gian phát triển của các ngành, lĩnh vựcvà trao đổi với các Bộ chuyên ngành đang tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia để cập nhật nội dung các quy hoạch, đảm bảo sự đồng bộ của hệ thống quy hoạch.

Nội dung Quy hoạch tỉnh Long An đã nêu rõ quan điểm, định hướng phát triển và mục tiêu của tỉnh đến cuối thời kỳ quy hoạch cũng như tầm nhìn đến năm 2050; bám sát nội dung Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long./.

Đăng ký nhận Newsletter

Cập nhật thông tin mới nhất từ chúng tôi.