Theo ban tổ chức, sau hai năm chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, nền kinh tế Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay đã phục hồi tích cực, tăng trưởng GDP đạt 6,42%,kinh tế vĩ mô ổn định, hoạt động FDI và xuất khẩu tiếp tục khởi sắc.
Diễn đàn "Khu công nghiệp Việt Nam - 2022: Khơi thông làn sóng đầu tư mới" do Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn tổ chức sáng 11/8
Cùng với việc Chính phủ triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, cải thiện môitrường đầu tư – kinh doanh, đặc biệt là việc ban hành Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5 vừa qua về Quản lý Khu công nghiệp và Khu kinh tế (KCN – KKT), dòng vốn đầu tư trongnước và nước ngoài vào các khu công nghiệp đang hứa hẹn sẽ tiếp tục gia tăng.
Đại diện Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Long An tại diễn đàn
Nhằm đánh giá thực trạng, nhận diện tiềm năng, kết nối cơ hội đầu tư vào Khucông nghiệp, Khu kinh tế trong bối cảnh mới và đề xuất các giải pháp khơi thông dòngvốn đầu tư, nhất là FDI chất lượng cao vào các KCN – KKT, được sự chỉ đạo và hỗ trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài, Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn tổ chức diễn đàn này.
Diễn đàn "Khu công nghiệp Việt Nam – 2022" có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tàinguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Văn phòng Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố, các Ban Quản lý KCN – KKT, các chuyên gia kinh tế, các nhà đầu tư kết cấu hạ tầng KCN, các Hiệp hội doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Các diễn giả tại phiên thảo luận mở. Ảnh: PV.
Các nội dung chính của diễn đàn sẽ xoay quanh: Khơi thông dòng vốn FDI chất lượng cao vào các KCN; những nhân tố có thể tạo nên một làn sóng mới?; những điểm mới của Nghị định 35/2022/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển KCN phụ trợ, KCN chuyên ngành, KCN công nghệ cao, KCN Sinh thái và KCN – đô thị – dịch vụ; khu công nghiệp chuyên ngành hấp dẫn doanh nghiệp ngoại; cơ hội đầu tư vào các KCN tại các tỉnh, thành phố;
Ông Nguyễn Thành Thanh – Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Long An phát biểu tại diễn đànẢnh: PV.
Các loại hình khu công nghiệp tại Việt Nam mà Doanh nghiệp trong và ngoài nước đang nhắm tới; nhu cầu phát triển công nghiệp phụ trợ – cơ hội thu hút đầu tư vào các KCN; nhu cầu và triển vọng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ; năng lực của các doanh nghiệp ngành phụ trợ của Việt Nam và vấn đề liên kết với nước ngoài; chính sách khuyến khích đầu tư phát triển khu công nghiệp phụ trợ; xu hướng đầu tư phát triển và kinh doanh hạ tầng KCN của các tập đoàn lớn; những KCN đang chào đón các dự án công nghiệp phụ trợ; vấn đề cung cấp lao động trong các KCN; chính sách hỗ trợ tuyển dụng đối với doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ.
Ông Trần Quốc Trung, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý Khu kinh tế, Bộ KH&ĐT cho biết việc lập hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư KCN liên quan đến quy hoạch, khảo sát, hiện trạng, liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Đồng thời, các nhà đầu tư kết cấu hạ tầng KCN phải đáp ứng yêu cầu vốn, kinh nghiệm.
Trong quá trình lập hồ sơ xin ý kiến các bộ ngành, liên quan vấn đề đất đai, quy hoạch xây dựng, nhà đầu tư cần chuẩn bị tốt năng lực tài chính, hồ sơ dự án đáp ứng yêu cầu cơ quan quản lý liên quan, đặc biệt nội dung liên quan đất đai. Với các dự án KCN thì quan trọng việc chuyển đổi đất lúa, đất rừng, các tài sản công trình công cộng. Do đó, việc thực hiện dự án hạ tầng KCN mất nhiều thời gian….
Thời gian tới, các bước quy hoạch tỉnh, điều tra, khảo sát xây dựng sẽ được thực hiện trước khi lập hồ sơ dự án KCN, do đó doanh nghiệp có thể rút ngắn thời gian chuẩn bị. Bên cạnh đó, quy định luật đã bỏ quy hoạch KCN, đưa vào quy hoạch tỉnh, góp phần giảm bớt thời gian cho nhà đầu tư./.
Thanh Tấn – BQL KKT