Tải FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM
THEO VĂN BẢN
BỘ TÀI CHÍNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 123/2012/TT-BTC
|
Hà Nội, ngày 27 tháng 07 năm
2012
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG
DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP SỐ 14/2008/QH12 VÀ
HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 124/2008/NĐ-CP NGÀY 11/12/2008, NGHỊ ĐỊNH SỐ
122/2011/NĐ-CP NGÀY 27/12/2011 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ
ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Căn cứ Luật Thuế thu nhập
doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 3/6/2008;
Căn cứ Luật Quản lý thuế
số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
Căn cứ Nghị định số
124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011
của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 124/2008/NĐ-CP của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số
118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Bộ
trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành về thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số
14/2008/QH12 ngày 3/6/2008, Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh
nghiệp; Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 124/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Điều 2. Người nộp thuế
1. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi là doanh nghiệp),
bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập
và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Tổ chức tín
dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán, Luật Dầu khí, Luật Thương mại
và các văn bản quy phạm pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần;
Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân; Doanh
nghiệp Nhà nước; Văn phòng Luật sư, Văn phòng công chứng tư; Các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; Các bên trong hợp đồng
phân chia sản phẩm dầu khí, Xí nghiệp liên doanh dầu khí, Công ty điều hành
chung.
b) Đơn vị sự nghiệp công lập,
ngoài công lập có sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập trong tất
cả các lĩnh vực.
c) Tổ chức được thành lập và
hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
d) Doanh nghiệp được thành lập
theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài)
có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
Cơ sở thường trú của doanh
nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh
nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mang lại thu nhập, chủ yếu bao
gồm:
- Chi nhánh, văn phòng điều
hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu, khí hoặc địa điểm
khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam;
- Địa điểm xây dựng, công
trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;
- Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao
gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hay một tổ chức, cá nhân khác;
- Đại lý cho doanh nghiệp nước
ngoài;
- Đại diện tại Việt Nam trong
trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước
ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp
nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ
tại Việt Nam.
Trường hợp Hiệp định tránh
đánh thuế hai lần mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác
về cơ sở thường trú thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó.
e) Tổ chức khác ngoài các tổ
chức nêu tại các điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều này có hoạt động sản xuất kinh
doanh hàng hoá hoặc dịch vụ và có thu nhập chịu thuế.
2. Tổ
chức nước ngoài sản xuất kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư, Luật
Doanh nghiệp hoặc có thu nhập phát sinh
tại Việt Nam nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài
chính. Các tổ chức này nếu có hoạt động chuyển nhượng vốn thì thực hiện nộp thuế
thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn tại Điều 14 Chương IV Thông tư này.
Chương
II
PHƯƠNG PHÁP VÀ CĂN CỨ TÍNH THUẾ
Điều 3. Phương pháp
tính thuế
1. Số thuế thu nhập doanh nghiệp
phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất.
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải
nộp được xác định theo công thức sau:
Thuế TNDN phải nộp
|
=
|
Thu nhập tính thuế
|
x
|
Thuế suất thuế TNDN
|
Trường hợp doanh nghiệp nếu
có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì thuế thu nhập doanh nghiệp phải
nộp được xác định như sau:
Thuế TNDN phải nộp
|
=
|
(
|
Thu nhập tính thuế
|
-
|
Phần trích lập quỹ KH&CN
|
)
|
x
|
Thuế suất thuế TNDN
|
Trường hợp doanh nghiệp đã nộp
thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc loại thuế tương tự thuế thu nhập doanh nghiệp ở
ngoài Việt Nam thì doanh nghiệp được trừ số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp
nhưng tối đa không quá số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Kỳ tính thuế được xác định
theo năm dương lịch. Trường hợp doanh nghiệp áp dụng năm tài chính khác với năm
dương lịch thì kỳ tính thuế xác định theo năm tài chính áp dụng. Kỳ tính thuế đầu
tiên đối với doanh nghiệp mới thành lập và kỳ tính thuế cuối cùng đối với doanh
nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập,
chia tách, giải thể, phá sản được xác định phù
hợp với kỳ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán.
3. Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên của doanh nghiệp mới
thành lập kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và
kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp,
chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản
có thời gian ngắn hơn 03 tháng thì được cộng với kỳ tính thuế năm tiếp theo (đối
với doanh nghiệp mới thành lập) hoặc kỳ tính thuế năm trước đó (đối với doanh
nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất,
sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản) để hình thành một kỳ tính thuế thu nhập
doanh nghiệp. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm đầu tiên hoặc kỳ tính thuế
thu nhập doanh nghiệp năm cuối cùng không vượt quá 15 tháng.
4. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế thu nhập doanh
nghiệp (bao gồm cả chuyển đổi kỳ tính thuế từ
năm dương lịch sang năm tài chính hoặc ngược lại) thì kỳ tính thuế thu nhập
doanh nghiệp của năm chuyển đổi không vượt quá 12 tháng. Doanh nghiệp đang
trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp mà có thực hiện
chuyển đổi kỳ tính thuế thì doanh nghiệp được lựa chọn: Ưu
đãi trong năm chuyển đổi kỳ tính thuế hoặc nộp thuế theo mức thuế suất phổ
thông của năm chuyển đổi kỳ tính thuế và hưởng ưu đãi thuế sang năm tiếp theo.
Ví dụ 1: Doanh nghiệp A (DN A) kỳ tính thuế thu nhập
doanh nghiệp năm 2011 áp dụng theo năm dương lịch, đầu năm 2012 lựa chọn chuyển đổi sang năm tài chính từ ngày
01/4 năm này sang ngày 31/03 năm sau, thì kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp
năm chuyển đổi (năm chuyển đổi 2012) được tính từ ngày 01/01/2012 đến hết ngày
31/03/2012 (3 tháng), kỳ tính thuế TNDN năm tiếp theo được tính từ ngày
01/04/2012 đến hết ngày 31/03/2013.
Ví dụ 2: Cũng trường hợp
nêu trên nhưng DN A được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (miễn thuế 2
năm, giảm 50% thuế TNDN trong 3 năm tiếp theo), năm 2009 bắt đầu được miễn thuế
thì DN A sẽ hưởng ưu