KCN Việt Hóa – Điểm đến đầu tư cho tương lai.

17/07/2013

Trong chiến lược phát triển kinh tế trọng điểm phía nam, Long An được đánh giá là một trong những vùng kinh tế có nhiều tiềm năng, các vùng lân cận và giáp ranh với TP HCM, được quy hoạch thành khu đô thị mở của TP HCM. Do Long An có cơ sở hạ tầng khá tốt, giao thông thuận lợi. Sông Vàm Cỏ liền kề hướng ra Biển Đông và đi các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương nối liền TP HCM với TP Tân An (Long An) và TP Mỹ Tho (Tiền Giang). Những năm gần  đây, các hạng mục kết nối cơ sở hạ tầng giữa Long An và TP HCM đang được chú trọng đầu tư và mở rộng. 

Khu công nghiệp Phú Mỹ Vinh

Ảnh: KCN Việt Hóa – Điểm đến đầu tư cho tương lai.

Bên cạnh đó, đại lộ Võ Văn Kiệt được khai thông, Tỉnh lộ 10 đang gấp rút hoàn thành, đường Trần Đại Nghĩa đang được hoàn tất giai đoạn cuối... đã rút ngắn đáng kể khoảng cách từ trung tâm TP.HCM đến Long An. Đặc biệt, Đức Hòa là động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp toàn tỉnh Long An. Ngoài ra, với quy hoạch hai đường vành đai 3 và 4.

Đường Vành đai 3 đi qua địa giới hành chính của 8 quận, huyện thuộc 4 tỉnh, thành phố là: TP.HCM (quận 9, 3 huyện: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh); tỉnh Đồng Nai (huyện Nhơn Trạch); tỉnh Bình Dương (huyện Dĩ An, huyện Thuận An); tỉnh Long An (huyện Bến Lức).

Đối với đường vành đai 4, đoạn Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (giao với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu) đến Trảng Bom - Đồng Nai (quốc lộ 1A từ quốc lộ 1A (Trảng Bom - Đồng Nai) đến quốc lộ 13 (Tân Uyên - Bình Dương đến quốc lộ 22 (Củ Chi - TP Hồ Chí Minh) đến cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương (Bến Lức - Long An) đến cuối tuyến trục Bắc - Nam TP Hồ Chí Minh (cảng Hiệp Phước - TP Hồ Chí Minh) hoàn thành trước 2017. Ngoài ra cảng Quốc Tế Long Antại cửa sông Soài Rạp hướng ra Biển Đông thuộc huyện Cần Giuộc đang được xây dựng có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải 70.000 DWT được khởi công tháng 8 năm 2010 là hạt nhân giúp cho nơi đây thành một khu kinh tế tập trung. Hạ tầng giao thông, các KCN sẽ hình thành trong khu vực do có vị trí giao thông thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu sau này.

Qua đó Long An ngày nay dần trở thành khu đô thị vệ tinh, cửa ngõ của các tỉnh miền tây vào TP HCM và cũng là nút giao thông quan trọng trong bản đồ liên kết vùng trong tam giác kinh tế hiện nay HCM – Long An – Đồng Nai. Chính vì những ưu thế đó mà theo thống kê hiện nay, Long An và Bình Chánh (TP.HCM) có gần 5.000 héc ta diện tích đất dành cho KCN như: Tân Tạo, Lê Minh Xuân, Tân Đức, Tân Đô, Đức Hòa 1, Đức Hòa 2, Đức Hòa 3, ...

Nhằm đón đầu những tiềm năng đang dần hình thành ngày càng rõ nét, Khu Công Nghiệp Đức Hòa 3 đã được tỉnh Long An phê duyệt đầu tư, với Diện tích: 2.300 ha tọa lạc tại xã Đức Lập Hạ và xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Giáp ranh và cách trung tâm TP.HCM 25 km. Giao thông bộ nối liền và cách Quốc lộ 22 (tuyến đường Xuyên Á)  6 km. Nằm giữa 3 cụm dân cư lớn Thị trấn Đức Hòa, Thị trấn Hậu Nghĩa (Long An) và Thị trấn Củ Chi (TP.Hồ Chí Minh). Cùng với các dự án Khu dân cư trong khu vực đang gấp rút xây dựng như Resco, Ánh Hồng... cũng như quy hoặch khu đô thị Tây Bắc Củ Chi, Làng Đại Học Quốc Tế, KCN Đức Hòa 3 đã thư hút được nhiều chủ đầu tư, cũng như các đối tác khách hàng chọn nơi đây làm nơi đặt nhà máy  sản suất.

Ảnh: KCN Việt Hóa - Công ty bia Sapporo của Nhật Bản.

Công ty cổ phần đầu tư Phú Mỹ Vinh đơn vị tiên phong chuyên đầu tư về lĩnh vực hạ tầng khu công nghiệp, các dự án nhà máy nước trọng điểm của Long An chuyên cung cấp nước sách cho sinh hoạt và sản xuất với công suất 80.000m3 ngày đêm, đã chọn nơi đây đầu tư Khu công nghiệp Việt Hóa với diện tích hơn 83,2 hecta , với định hướng là một KCN hiện đại đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng trong tương lai, do đó ngoài các khu vực dành cho xây dựng công ty nhà xưởng, KCN Việt Hóa còn có các khu dịch vụ như khu nhà biệt thự cho chuyên gia, khu chung cư cho công nhân và các khu dịch vụ ăn uống mua sắm đáp ứng mọi nhu cầu tất yếu của các chuyên gia cũng như công nhân làm việc và sinh sống tại đây. Do thừa hưởng các lợi thế hạ tầng của khu vực, vị trí trắc địa nhất trong khu công nghiệp Đức Hòa 3 (nằm giáp tỉnh lộ 8, đường 36m, liền kề kênh Sáng), cơ sở hạ tầng cơ bản đã hoàn thành như hệ thống Điện cao thế, hệ thống giao thông, hệ thống xử lý nước thải, nhà máy cung cấp nước sạch 30.000m3 ngày đêm, cùng với định hướng phát triển lâu dài thu hút đa ngành vào đầu tư, Khu KCN Việt Hóa đã thu hút được một số nhà đầu tư chiến lược như công ty giấy Hyman, Công ty thang máy Thiên Nam, Công Ty Nguồn Lực Thời Trang, Công ty phân bón Bình Điền, Công Ty Hành Tinh xanh, công ty Quý Kỳ, đặc biệt là công ty bia Sapporo hàng đầu của Nhật Bản đã chọn KCN Việt Hóa làm nơi đặt nhà máy sản suất tại Việt Nam đã đi vào sản suất và có sản phẩm bán ra thị trường. 

Để đáp ứng nhu cầu của một số nhà đầu tư trong và ngoài nước, hiện nay KCN Việt Hóa gấp rút triển khai các hạng mục hạ tầng còn lại và luôn sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của các nhà đầu tư một cách tốt nhất.

 Nguyễn Phúc Hưng

Đăng ký nhận Newsletter

Cập nhật thông tin mới nhất từ chúng tôi.