1. Giao thông đường bộ
Đường cao tốc Hồ Chí Minh - Trung Lương
Hệ thống giao thông kết nối tỉnh Long An với khu vực khá hoàn chỉnh, bao gồm đường bộ lẫn đường thủy.
Các tuyến quốc lộ như Quốc lộ 1A với 30km chiều dài, Quốc lộ 62, Quốc lộ 50, đường N2, Tỉnh lộ 10, Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương.
Các tuyến đường bộ kết nối các khu công nghiệp ở Long An đến thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên được bảo trì nâng cấp đảm bảo khả năng vận tải hàng hóa bằng container có tải trọng lớn đến các cảng và khu vực.
2. Giao thông đường thủy
Ngoài hệ thống giao thông đường bộ Long An cũng là tỉnh có thế mạnh về giao thông đường thủy với các tuyến giao thông như Sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây, sông Rạch Cát (sông Cần Giuộc). Các tuyến đường thủy quan trọng như Thành phố Hồ Chí Minh - Kiên Lương, Thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau, Thành phố Hồ Chí Minh - Tây Ninh đều qua Long An theo kênh Nước Mặn, sông Rạch Cát, sông Vàm Cỏ Đông. Các loại phương tiện vận tải thủy trên 100 tấn có thể theo các kênh rạch như Phước Xuyên, Dương Văn Dương, Trà Cú, Kinh Xáng, sông Bến Lức, sông Rạch Cát, kinh Thủ Thừa... đi từ miền Tây đến Thành phố Hồ Chí Minh.
Cảng biển Quốc tế Long An - Cảng Long An đang trong quá trình hoàn thành
3. Cảng
a. Cảng Bourbon và cảng Hoàng Tuấn (cảng sông): Tải trọng tàu 5.000 DWT. Công suất 550.000 tấn/năm.
Xem vị tríb. Cảng Quốc tế Long An (đang xây dựng, dự kiến hoạt động vào đầu năm 2016): Tiếp nhận tàu trọng tải 50.000 - 70.000 DWT. Công suất bốc dỡ 2020: 15 triệu tấn/năm.
Xem vị tríKết nối các cảng trong khu vực
- Cảng Cát Lái - Tp. HCM: Công suất bốc dỡ 70 triệu tấn/năm.
Xem vị trí4. Đường hàng không
- Sân bay Tân Sơn Nhất - Tp HCM: công suất nhà ga: 23 triệu lượt khách/năm và 600.000 tấn hàng hóa/năm.
Xem vị trí- Sân bay Quốc Tế Long Thành - Đồng Nai (đang quy hoạch xây dựng): công suất nhà ga: 100 triệu lượt khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm. Xem vị trí
Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Long An (LAEZA)